Chở nước tặng bà con miền Tây, chàng trai khủng hoảng vì bị… 'ném đá' dữ dội
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.Đề xuất thử nghiệm sàn giao dịch tài sản số, tiền số tại trung tâm tài chính
Giá cà phê Brazil kỳ hạn giao tháng 5 giảm nhẹ 30,8 USD xuống 5.820 USD/tấn, nhưng vẫn tăng ở các kỳ hạn giao tháng 7 và 9.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 29.8.2023
Liên quan đến vụ ồn ào kẹo rau củ của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs, mới đây, Nguyễn An - chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking (hơn 866.000 lượt theo dõi) vừa có những chia sẻ đáng chú ý. Trước đó, người này từng đăng tải 2 video để quảng bá cho sản phẩm này thông qua hình thức tiếp thị liên kết, nhận tiền hoa hồng.Khi vụ ồn ào về kẹo Kera bùng nổ trên mạng xã hội, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking đã đăng tải video khẳng định sẽ hoàn tiền cho người tiêu dùng. Anh thông báo: “Tất cả những đơn hàng mua kẹo trên kênh của tôi, mọi người chỉ cần chụp ảnh và số đơn hàng để gửi cho kênh. Các bạn nhân viên sẽ xác nhận lại và mọi người sẽ được hoàn tiền 100% kể cả phí vận chuyển”.Chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking cho biết anh đã tạm ẩn những video trước, đồng thời chờ kết luận của cơ quan chức năng về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Người này khẳng định sẽ chịu mọi trách nhiệm trước người tiêu dùng cũng như trước pháp luật Việt Nam.Đồng thời, chủ tài khoản còn chia sẻ clip đã đến một số cơ quan chức năng để trình báo sự việc. Người này nói lý do: “Sản phẩm đúng hay sai không cần biết, nhà sản xuất phân phối đúng hay sai không biết nhưng tôi có sai, mình phải chịu trách nhiệm. Khách hàng là người trả tiền cho mình, mình phải chịu trách nhiệm với họ”.“Không phải sự việc này xảy ra tôi mới sợ mất chén cơm mà tôi luôn luôn sợ mất chén cơm. Mình làm việc mà khách hàng quay lưng thì mất chén cơm nên quan điểm của tôi là uy tín, trách nhiệm, không bào chữa cái sai cho mình”, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking chia sẻ thêm.Trước đó, Hoa hậu Thùy Tiên cũng vướng phải lùm xùm liên quan đến vụ quảng cáo “lố” sản phẩm kẹo rau củ Kera. Vụ việc khiến nàng hậu liên tục bị dân mạng nhắc tên, phải lên tiếng trên trang cá nhân.Trong bài viết, Miss Grand International 2021 gửi lời xin lỗi vì gây ra những lo lắng, băn khoăn cho mọi người. Người đẹp 9X chia sẻ thêm: “Tôi cũng như các bạn, rất mong muốn mọi chuyện sẽ được làm rõ một cách nhanh chóng và minh bạch nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không đúng với những gì tôi đã được cung cấp, tôi cam kết sẽ làm việc với nhà sản xuất để có những biện pháp mạnh mẽ nhất”.Đáng chú ý ở cuối bài viết, Thùy Tiên khẳng định thông tin mình chia sẻ dựa trên nhà máy cung cấp và xem vụ việc là bài học lớn đối với mình. Song dòng trạng thái của nàng hậu chưa khiến cộng đồng mạng hài lòng. Thậm chí, một số người dùng còn phản ứng cho rằng nàng hậu thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho nhà máy.Hiện tại, Bộ Y tế đã yêu cầu kiểm tra việc sản xuất và quảng cáo kẹo rau củ Kera, sau khi xuất hiện nhiều nội dung được cho là thổi phồng công dụng sản phẩm này.
Chị N.T.D.Y, chuyên kinh doanh quần áo online, ngụ tại H.Nhà Bè (TP.HCM) chia sẻ: "Tài khoản Facebook bán hàng đã dùng hơn 5 năm vừa bị khóa nhưng không rõ nguyên nhân. Facebook này có rất nhiều khách hàng quen nên bị mất là tôi không thể nào bán hàng được, nhất là vào dịp tết cuối năm. Tôi làm đủ mọi cách để kháng cáo nhưng không được. Nhờ nhiều người quen am hiểu về công nghệ cũng không khôi phục được tài khoản. Tôi đành tạo một trang Facebook khác nhưng như thế chẳng khác nào phải xây nhà lại từ đầu, rất chán nản". Chị N.T.B.D., ngụ tại TP.Hải Dương, chuyên kinh doanh hàng Nhật xách tay cũng gặp phải trường hợp mất trang Facebook cá nhân đang sử dụng. "Facebook không hề thông báo trước lý do cụ thể để người dùng khắc phục lỗi. Tôi bán hàng online mà bị khóa Facebook nên bị mất hết thông tin đặt hàng tết của khách, phải nhờ từng người báo đơn lại" - chị Diệp than thở.Chia sẻ với PV Thanh Niên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn An ninh mạng Athena nhận định: "Tình trạng Facebook khóa tài khoản hàng loạt là một hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay. Nhiều người đã gửi báo cáo cho tôi và nhờ can thiệp, trong số đó có nhiều tài khoản bị khóa một cách vô lý cho dù đã sử dụng hàng chục năm. Đây là các tài khoản cá nhân bị Facebook yêu cầu xác thực. Mặc dù chủ tài khoản đã cung cấp CCCD, xác thực khuôn mặt, xác thực thẻ tín dụng... nhưng vẫn bị khoá tài khoản không cho kháng cáo, không cho yêu cầu xem xét lại. Với lý do không chính đáng ngoài việc thông báo mơ hồ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng".Không chỉ trên Facebook, nhiều tài khoản TikTok gần đây cũng bị "bay màu" hàng loạt không rõ nguyên nhân. Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, ông Huỳnh Kim Tước, Chủ tịch Tiểu ban Công nghệ và Chuyển đổi số thuộc Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), từng có thời gian dài làm đại diện Facebook tại Việt Nam, chia sẻ: "Đúng là gần đây có hiện tượng nhiều tài khoản Facebook bị khóa đột ngột, ngay bản thân của tôi cũng có vài tài khoản quảng cáo cũng bị khóa và chưa kháng cáo được. Về hiện tượng này, theo tôi là xuất phát từ những báo cáo về các hiện tượng bất thường tại thị trường, cụ thể ở đây là Việt Nam. Ví dụ, Facebook phát hiện ra tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm quy định và nguyên tắc cộng đồng đang tăng lên cao thì họ sẽ có chiến dịch để hạn chế. Trong quá trình này họ sẽ dùng công nghệ AI để quét chứ không thể dùng thủ công để rà soát. Do đó, sẽ có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng dù họ không có hoạt động nhiều, và một số trường hợp cho rằng mình bị khóa vô cớ. Tuy nhiên, trong các trường hợp này có thể kháng cáo, trả lời và cập nhật thông tin cần thiết để Facebook có thể xem xét". Thực tế hiện nay, việc kháng cáo để lấy lại tài khoản rất khó khăn, thậm chí ít khi được xem xét. Theo ông Huỳnh Kim Tước, trong trường hợp này thì trên thị trường có một số đại lý (agency) có mối quan hệ với Facebook và đã có quá trình làm việc, quảng cáo với Facebook có thể đứng ra bảo lãnh, xác nhận để Facebook xem xét, ưu tiên trong việc khôi phục tài khoản. Đó là lý do trên thị trường hiện nay có nhiều cá nhân đứng ra nhận dịch vụ lấy lại tài khoản và thu phí. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mạo danh để lừa đảo. Ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia dự án Chongluadao.vn cũng cho biết: "Thực tế là có một số cá nhân, agency có mối quan hệ với Facebook, có khả năng và uy tín để bảo lãnh để khôi phục tài khoản Facebook bị khóa. Tuy nhiên có rất nhiều người mạo danh quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản bị khóa và lừa đảo. Ngay bản thân tôi cũng thường xuyên bị người khác mạo danh để lừa đảo lấy tiền để khôi phục tài khoản. Do đó, người dùng cần phải hết sức tỉnh táo và nên xác minh rõ người hỗ trợ có thật sự có khả năng hay không". Trao đổi với PV, đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết: "Với những trường hợp vi phạm nguyên tắc cộng đồng của TikTok như livestream bán hàng không đúng quy định, livestream chửi bới, có ngôn từ thù địch và miệt thị người khác thì sẽ bị khóa. Điển hình như trường hợp mới đây, tài khoản TikTok của một nhân vật nổi tiếng chửi bới khi đang livestream cũng đã bị khóa. Một số tài khoản khác nếu tham gia bình luận (comment) vào luồng livestream và có cùng cảm xúc hay ủng hộ tinh thần cho người livestream chửi bới, xúc phạm hay miệt thị người khác thì cũng sẽ bị khóa".
Giá cá giảm, ngư dân Bình Thuận vẫn quyết tâm bám biển
Anh Lê Đình Hiếu, Giám đốc điều hành Học viện G.A.P, đồng thời là đơn vị triển khai chương trình Talent Generation 2024, cho biết: "Năng suất lao động của người Việt Nam thua Singapore 26 lần và kém Nhật bản 39 lần theo báo cáo của Bộ Công thương năm 2017. Làm cách nào để rút ngắn khoảng cách giữa lao động trẻ Việt Nam và thế giới là câu hỏi cũng như sứ mệnh mà chương trình này đặt ra, hướng đến. Chúng tôi hy vọng chương trình sẽ mang lại nhiều trăn trở và động lực giúp sinh viên nỗ lực hoàn thiện bản mình hơn để đạt được những thành công trong tương lai".